|
Huyền bí những đêm đuổi hổ ở Mã Đà(21/01/2014)
|
Khu rừng già Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai vẫn còn hiện hữu nhiều bí ẩn, quan tài người chết không được đóng bằng gỗ mà làm bằng loại cây rừng tước ra đan thành những chiếc bao lớn để liệm người chết. Hổ vẫn thường xuyên xuất hiện, ký ức và những bí quyết để thân thiện với hổ dữ của các già làng ở đây đầy ngỡ ngàng …
|
|
Tìm hiểu một số tín ngưỡng liên quan đến canh tác nương rẫy cổ truyền của người Chơ ro (ở ấp Lý Lịch 1, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai)(30/10/2013)
|
Người Chơ ro (thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ Me) ở Việt Nam có khoảng hơn 22.000 người, sống tập trung đông nhất ở tỉnh Đồng Nai, một số cư trú ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tại Đồng Nai, địa bàn sinh sống của người Chơ ro chủ yếu ở 5 huyện, thị: Long Khánh, Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu, Long Thành. Theo số liệu điều tra dân số của tỉnh năm 2003, người Chơ ro ở Đồng Nai là 12.267 người, xếp thứ 3 sau người Kinh và người Hoa.
|
|
Nghiên cứu về trang phục cổ truyền của người Chơ ro tại Đồng Nai(22/10/2013)
|
Người Chơ ro hiện nay không sử dụng trang phục truyền thống mà họ mặc như người Kinh. Trang phục cổ truyền chỉ còn lưu giữ lại trong trí nhớ và một vài hiện vật trong phần trưng bày tại nhà cộng đồng của người Chơ ro tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số ghi nhận qua tìm hiểu tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán và xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nhằm góp thêm tư liệu nghiên cứu về trang phục cổ truyền của người Chơ ro.
|
|
|