Ưu hợp chi Trường (Xerospermum), chi Trâm (Syzygium), Lồ ô (Bambusa procera)

Xã hợp thực vật này cũng thuộc kiểu phụ nhân tác do hoạt động khai thác gỗ, củi kiệt quệ của con người hình thành, với diện tích khá lớn (chiếm 7,6% diện tích của khu bảo tồn) tập trung ở khu vực Vĩnh An và một phần Mã Đà. Hầu hết các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae) và cây gỗ có giá trị kinh tế khác hiện nay chỉ còn lại cá biệt và thay thế dần bằng những cây gỗ ưu sáng, sinh trưởng nhanh, giá trị kinh tế thấp. Đặc biệt trong ưu hợp này Lồ ô (Bambusa procera) phát triển mạnh.
Về cấu trúc được thể hiện như sau:
- Độ tàn che lâm phần : từ 0,4 - 0,6
- N/ha :
        Gỗ: biến động từ 225 - 650 cây
        Lồ ô: biến động từ 2500-3000 cây
- D1.3 :
        Gỗ: biến động từ 15- 40 cm
        Lồ ô: 3-5 cm
- Hvn :
        Gỗ : biến động từ 15-20 m
        Lồ ô: 10-12 m
- Các chi thực vật chiếm ưu thế lâm phần gồm:
Trường (Xerospermum); Trâm (Syzygium); Máu chó (Knema); Bình linh (Vitex); Quần đầu (Polyalthia); Thị (Diospyros); Bằng lăng (Lagerstroemia); Chai (Shorea); Gáo (Neonauclea); và Lồ ô (Bambusa procera).